NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI KIỂM ĐỊNH THANG MÁY

Là thiết bị gia đình được sử dụng thường xuyên, lắp đặt phức tạp, thang máy gia đình cần trải qua quá trình kiểm định khắt khe để đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn. Vậy tại sao cần kiểm định thang máy gia đình? Thang máy không kiểm định có sao không? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây!

1. Tại sao cần kiểm định thang máy gia đình?

Thang máy là thiết bị chuyên chở người và hàng hoá lên cao, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của con người. Mọi sai sót trong quá trình lắp đặt hoặc vận hành đều có thể là nguyên nhân gây hiểm hoạ nghiêm trọng. Do đó, thang máy cần được kiểm định sau khi lắp đặt cũng như kiểm định định kỳ để chắc chắn rằng thang máy vẫn đang trong tình trạng hoạt động tốt, đảm bảo các tiêu chí an toàn cho người dùng.

Ngoài ra, việc kiểm định thang máy là một quy trình bắt buộc, được quy định bằng những văn bản pháp luật của nhà nước. Nếu vi phạm (không thực hiện) cá nhân sẽ bị phạt từ 1 – 5 triệu đồng, nếu tiếp tục vi phạm mức phạt có thể lên tới 50-70 triệu đồng.

2. Cơ quan được phép kiểm định thang máy

Có các cơ quan chuyên phụ trách cũng như có thẩm quyền trong việc việc kiểm định thang máy gia đình nói riêng và thang máy nói chung. Đó là những cơ quan:

  • Được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy bởi cơ quan Nhà nước
  • Được cấp phép kiểm định bởi Cục An Toàn Lao Động, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội

Các cơ quan cụ thể đủ điều kiện thực hiện kiểm định an toàn của thang máy là: Trung tâm kiểm định KTAT khu vực I/II/III, Trung tâm Kiểm định và huấn luyện KTATLĐ thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng, Công ty TNHH MTV Kiểm định kỹ thuật an toàn Việt Nam…

3. Tiêu chuẩn kiểm định thang máy hiện nay

Hiện nay, các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội biên soạn là tiêu chuẩn chung áp dụng trong kiểm định chất lượng thang máy.

Ví dụ quy chuẩn TCVN 6395:2008 áp dụng cho thang máy điện, quy chuẩn TCVN 6397:1998 áp dụng cho thang chở người và thang cuốn

Cục An toàn lao động là đơn vị biên soạn quy trình kiểm định thang máy. Các quy trình này không giống nhau giữa các loại thang máy. Ví dụ Văn QTKĐ: 22-2016/BLĐTBXH sẽ áp dụng cho quy trình kiểm định thang máy thuỷ lực, văn bản QTKĐ:21-2016/BLĐTBXH áp dụng cho thang máy điện có phòng máy…

4. Thời hạn kiểm định thang máy gia đình

4.1. Kiểm định thang máy lần đầu

Sau khi hoàn tất quá trình lắp đặt thang máy, thang cần được kiểm định bởi cơ quan có thẩm quyền trước khi được đưa vào sử dụng. Lựa chọn cơ quan thẩm định cũng rất quan trọng bởi sẽ liên quan đến tính chính xác và tin cậy của kết quả. Các cơ quan nhà nước thường có độ tin cậy cao hơn.

4.2. Kiểm định thang máy định kỳ

Để đảm bảo thiết bị thang máy nhà mình vẫn hoạt động tốt, gia chủ nên kiểm định thang máy gia đình mình ít nhất 3 năm/lần đối với thang máy vừa mới lắp. Trong trường hợp thang máy sử dụng lâu năm, thời gian kiểm định định kỳ khoảng 2 năm/lần là hợp lý.

4.3. Kiểm định thang máy khi có dấu hiệu bất thường

Ngoài việc kiểm định lần đầu và kiểm định định kỳ, gia chủ cần kiểm định thang máy trong quá trình sử dụng. Nếu thấy thang máy phát sinh vấn đề về kỹ thuật, gia chủ cần liên hệ với đơn vị kiểm định đến kiểm tra và đưa ra phương án khắc phục kịp thời, tránh sự cố nguy hiểm.

5. Quy trình kiểm định an toàn thang máy

  • Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thang máy: Các giấy tờ cần chuẩn bị là lý lịch, hồ sơ thang máy, hồ sơ lắp đặt, kết quả kiểm định lần trước đó (đối với kiểm định định kỳ) và hồ sơ thiết kế cải tạo, biên bản nghiệm thu sau cải tạo (đối với kiểm định thang máy có sự cố bất thường)
  • Bước 2: Kiểm định kỹ thuật bên ngoài: bao gồm việc kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ của thang máy đã lắp đặt, sự tương quan giữa thực tế và các thông số, yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất…
  • Bước 3: Kiểm tra kỹ thuật – thử không tải: bao gồm kiểm tra buồng máy, thiết bị buồng máy, cabin, thiết bị cabin, đỉnh cabin, giếng thang, cửa tầng, hố thang,…
  • Bước 4: Thử tải động: thử tải động ở hình thức 100% và 125%, kiểm thự thiết bị hạn chế quá tải, bộ hãm bảo hiểm đối trọng, bộ cứu hộ tự động, thiết bị báo động,…
  • Bước 5: Xử lý kết quả kiểm định: theo trình tự: Lập biên bản, trình lên kiểm định viên, ghi kết quả kiểm định và lý lịch, dán tem kiểm định và cấp giấy chứng nhận

6. Yêu cầu về phương tiện kiểm định an toàn thang máy

Các phương tiện kiểm định an toàn thang máy cần được kiểm chuẩn và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn Quốc gia. Ngoài ra các phương tiện này có độ chính xác phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền kiểm định thang máy. Phương tiện kiểm định bao gồm: Thiết bị đo điện trở cách điện, thiết bị đo điện trở tiếp đất, thiết bị đo dòng điện, thiết bị đo hiệu điện thế, thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc quay, các thiết bị đo lường cơ khí, thiết bị đo cường độ ánh sáng, thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác…

Các phương tiện này được trang bị đầy đủ cho kiểm định viên, đồng thời cũng được kiểm tra định kỳ để đảm bảo độ chính sách trong việc đo đạc các thông số.

7. Giấy chứng nhận & tem kiểm định thang máy gia đình

Dưới đây là một vài hình ảnh thực tế của giấy chứng nhận và tem kiểm định thang máy gia đình:​​

 

8. Bên nào phải trả chi phí kiểm định?

  • Lần kiểm định đầu tiên (ngay sau khi lắp đặt thang và trước khi đưa vào vận hành): Phí kiểm định sẽ do đơn vị cung cấp thang máy chi trả.
  • Các lần sau đó (kiểm định định kỳ): Phí kiểm định hoàn toàn do gia chủ chi trả

9. Nếu thang máy không kiểm định thì sao?

Theo Nghị định được ban hành số 95/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt các trường hợp sử dụng thang máy không qua kiểm định như sau:

  • Phạt 1.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ nếu không thông báo về việc kiểm định với cơ quan kiểm định
  • Phạt 5.000.000 VNĐ đến 7.000.000 VNĐ nếu sử dụng thang mà không qua kiểm định
  • Phạt 50.000.000 VNĐ đến 75.000.000 VNĐ nếu thang kiểm định không đạt yêu cầu mà vẫn sử dụng

10. Lưu ý khi kiểm định thang máy gia đình

Ngoài những vấn đề ở trên, bạn cần lưu ý 2 điểm quan trọng sau:

  • Chọn đơn vị cung cấp thang máy uy tín: Đơn vị cung cấp thang máy uy tín sẽ đem đến những sản phẩm thang máy chất lượng cao, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận chất lượng sản phẩm giúp quá trình kiểm định dễ dàng cũng như yên tâm khi sử dụng. Chưa kể, một số nhà cung cấp thang máy và đơn vị kiểm định thông đồng vì lợi ích, khiến quá trình kiểm định thang không chuẩn chỉnh, kiểm định qua loa hoặc không chính xác, kết quả là người sử dụng thang máy chịu thiệt thòi.
  • Kiểm định đúng thời hạn: Suy cho cùng mục đích kiểm định là bảo vệ sự an toàn cho người dùng. Gia chủ nên tuân theo thời gian kiểm định được khuyến nghị để đảm bảo thang máy gia đình mình luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất. Việc kiểm định đúng kỳ hạn giúp ngăn chặn những sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình vận hành thang.

Trên đây là 10 lưu ý về vấn đề kiểm định thang máy gia đình mà gia chủ cần lưu tâm. Mong rằng bài viết giúp gia chủ nắm được các tiêu chí quan trọng khi kiểm định thang máy, từ đó chọn được đơn vị chất lượng để kiểm định thang máy cho gia đình. Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể để lại bình luận ở dưới để được chuyên gia thang máy gia đình BVM Việt Nam hỗ trợ nhanh chóng, chính xác!

 

Công ty TNHH đầu tư xây dựng BVM Việt Nam

Địa chỉ: LK27-10, Khu đô thị mới Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0904.531.266

Email: thangmaybvm@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ