5 Kiểu nhà vừa thang máy vừa thang bộ đẹp
Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ là xu hướng thiết kế đang được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, việc lắp đặt cả thang máy và thang bộ sẽ tốn nhiều diện tích nên nếu bố trí không hợp lý thì có thể làm cho ngôi nhà chật chội hơn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kiểu thiết kế nhà có thang máy và thang bộ tiện nghi và thẩm mỹ nhất, cùng theo dõi nhé!
1. Xu hướng thiết kế nhà vừa thang máy vừa thang bộ hiện nay
Nhờ sự tiện lợi, linh hoạt và an toàn, phong cách thiết kế kết hợp thang máy và thang bộ đang là xu hướng nhà ở được các gia chủ lựa chọn hiện nay. Việc lắp đặt thêm một chiếc thang máy cho ngôi nhà sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Di chuyển tiện lợi: Khi sử dụng thang máy, bạn chỉ mất khoảng 5 – 10 giây để di chuyển lên tầng tiếp theo mà không cần tốn sức. Do đó, thiết bị này đặc biệt phù hợp gia đình có người cao tuổi, người khuyết tật, người gặp khó khăn trong di chuyển,…
- Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Thang máy thường được làm bằng kính cường lực hoặc inox sáng bóng, kết hợp với hệ thống đèn LED cao cấp giúp tạo điểm nhấn nổi bật cho không gian nội thất.
- Tăng giá trị bất động sản: Do chi phí lắp đặt thang máy cao nên những ngôi nhà được trang bị thêm thang máy thường có giá cao hơn 15 – 20% so với những ngôi nhà chỉ có thang bộ.
- An toàn khi sử dụng: Thang máy được thi công theo quy chuẩn an toàn của nhà sản xuất và quy định pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, thiết bị này được trang bị thêm hàng loạt hệ thống an toàn như nút báo khẩn và liên lạc với bên ngoài, viền an toàn sàn thang, nút dừng khẩn cấp,… Mỗi tính năng đều có tác dụng riêng để cảnh báo và ngăn chặn sự cố, đảm bảo an toàn tối đa cho quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ cũng có một vài nhược điểm như sau:
- Chi phí cao: Chi phí thi công, lắp đặt cả thang máy và thang bộ dao động khoảng từ 500 triệu – 1.2 tỷ đồng.
- Cần có đủ diện tích để lắp đặt: Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ cần có khoảng không gian rộng ít nhất 4 – 6m để lắp đặt và xây dựng. Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần dành thêm khoảng không gian đủ rộng để đảm bảo lối đi thuận tiện, tránh gây vướng víu.
2. 5 kiểu thiết kế nhà vừa thang máy vừa thang bộ đẹp
Nếu bạn đang tìm kiếm những kiểu nhà vừa có thang máy và vừa thang bộ thì có thể tham khảo ngay những mẫu thiết kế dưới đây:
2.1. Kiểu nhà lắp đặt thang máy giữa thang bộ
Kiểu nhà lắp đặt thang máy giữa thang bộ thường được sử dụng trong các tòa nhà dân dụng. Với cách bố trí này, thang máy thường được đặt ở trung tâm khu vực giếng trời và ở giữa thang bộ.
Phương án lắp đặt này có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Nhờ khả năng tận dụng không gian trống hiệu quả, kiểu nhà lắp đặt thang bộ “ôm” thang máy rất phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp như nhà ống, chung cư mini,… Bên cạnh đó, phong cách bố trí thang máy này cũng có thể áp dụng với những ngôi nhà cải tạo vì ít gây ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể.
2.2. Kiểu nhà lắp đặt thang máy ở ngoài trời
Thang máy ngoài trời được lắp đặt ở bên ngoài tòa nhà, không can thiệp vào kết cấu bên trong. Khi thiết kế nhà theo phong cách này, gia chủ nên ưu tiên sử dụng thang máy kính. Thang máy kính có vách thang được làm bằng kính cường lực cao cấp, giúp người dùng có thể quan sát khung cảnh xung quanh nhưng vẫn đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Bạn có thể tham khảo ưu, nhược điểm của cách bố trí kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ với thang máy được lắp đặt ngoài trời ở bảng dưới đây:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Kiểu nhà lắp đặt thang máy ngoài trời phù hợp với các công trình có diện tích hẹp, không có đủ diện tích để lắp đặt thang máy trong nhà. Bên cạnh đó, nếu ngôi nhà của bạn có cảnh quan xung quanh đẹp, sân vườn rộng rãi thì cũng có thể lắp đặt thang máy ngoài trời để tận dụng vị trí lý tưởng này.
2.3. Kiểu nhà lắp đặt thang máy ở chính giữa nhà
Thang máy được lắp đặt ở giữa nhà mang đến vẻ đẹp phá cách, ấn tượng. Với kiểu thiết kế này, thang máy được đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà, tạo thành một giếng trời thông suốt từ tầng 1 lên mái nhà.
So với các cách bố trí khác, lắp đặt thang máy ở chính giữa nhà có những đặc điểm như sau:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Do cần nhiều diện tích để lắp đặt, kiểu nhà có thang máy ở chính giữa ngôi nhà phù hợp với các công trình nhà ở có không gian lớn như biệt thự, chung cư penthouse,.. Ngoài ra, những căn nhà cải tạo nên ưu tiên những phong cách bố trí thang máy khác để tránh gây ảnh hưởng lớn đến cấu trúc ngôi nhà.
2.4. Kiểu nhà lắp đặt thang máy ở cạnh thang bộ
Thiết kế thang máy ngay cạnh cầu thang bộ được bố trí sát nhau và thường được ngăn cách bằng một bức tường mỏng hoặc giếng trời.
Dưới đây là một số ưu, nhược điểm của cách thiết kế này:
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Thang máy lắp đặt cạnh thang bộ thường được sử dụng ở những ngôi nhà ống nhờ tận dụng được diện tích dọc theo chiều dài của ngôi nhà. Ngoài ra, do tính chất dễ thi công, có thể tận dụng kết cấu có sẵn, phong cách bố trí này cũng có thể áp dụng cho những ngôi nhà cải tạo.
2.5. Kiểu nhà lắp đặt thang máy ở góc nhà
Kiểu nhà lắp đặt thang máy ở góc nhà thường bố trí thang máy trong góc nhỏ của ngôi nhà ở vị trí không gian ít được sử dụng. Việc này vừa giúp ngôi nhà tối ưu diện tích và tăng thêm tính thẩm mỹ. Dưới đây là một số đặc điểm của kiểu nhà này:
Ưu điểm | Chi tiết |
|
|
3. Lưu ý khi thiết kế kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ
Để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ khi thiết kế nhà vừa thang máy và thang bộ, gia chủ nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:
3.1. Cần lựa chọn loại thang máy phù hợp
Mỗi ngôi nhà sẽ có những đặc điểm riêng về diện tích và cách bố trí không gian bên trong. Do đó, việc lựa chọn loại thang máy phù hợp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ và sự tiện nghi trong sinh hoạt hàng ngày. Để chọn được mẫu thang máy ưng ý, gia chủ nên xem xét các yếu tố như:
- Kích thước và tải trọng: Kích thước và tải trọng thang máy quá lớn sẽ khiến không gian sống trở nên chật chội, đồng thời gây lãng phí chi phí lắp đặt, sử dụng và bảo trì. Với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp khoảng 40 – 50m2 trở lên, gia chủ chỉ nên chọn những loại thang máy có tải trọng khoảng 350 – 400kg và kích thước hố thang khoảng 1 – 2m.
- Ngân sách: Phân khúc giá của thang máy rất đa dạng, dao động từ khoảng 200 triệu đồng trở lên. Mức giá này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại thang máy, thương hiệu, tải trọng, số điểm dừng,… Vì vậy, dựa vào ngân sách hiện có, gia chủ có thể dễ dàng lựa chọn loại thang máy phù hợp để tiết kiệm chi phí lắp đặt và vận hành.
- Thiết kế thang máy: Thang máy có rất nhiều mẫu mã với chất liệu và màu sắc khác nhau. Việc lựa chọn loại thang máy phù hợp với cách bày trí nội thất trong nhà không chỉ giúp nâng cao tính thẩm mỹ mà còn thể hiện được phong cách và cá tính của chủ sở hữu. Ví dụ, những mẫu inox tráng gương hoặc mẫu thang 4 mặt kính sẽ phù hợp với những ngôi nhà hiện đại, trong khi cabin ốp gỗ lại hợp với không gian cổ điển.
3.2. Nên bố trí thang máy ở vị trí thuận tiện
Tùy thuộc vào thiết kế và diện tích mỗi ngôi nhà mà gia chủ có thể lựa chọn cách bố trí thang máy khác nhau để thuận tiện hơn cho việc di chuyển:
- Nếu nhà có khoảng trống lớn ở giữa thì giao chủ nên lắp đặt thang máy ở vị trí trung tâm để thuận tiện di chuyển.
- Nếu nhà có diện tích vừa phải thì gia chủ có thể lắp thang máy trong lòng cầu thang bộ hoặc cạnh thang bộ để tận dụng không gian.
- Nếu bên ngoài nhà có khoảng sân rộng thoáng gia chủ có thể xem xét lắp thang máy ngoài trời
3.3. Ưu tiên thang máy có thiết kế bằng kính
Thang máy kính có cấu tạo vách cabin bằng kính cường lực trong suốt. Do đó, kiểu thiết kế thang máy kính sẽ giúp ngôi nhà tạo cảm giác thoáng đãng và rộng rãi hơn. Ngoài ra, người bên ngoài có thể dễ dàng quan sát tình hình bên trong, giúp dễ dàng phát hiện khi gặp sự cố.
3.4. Chú trọng đến tải trọng và kích thước thang máy
Kích thước và tải trọng của thang máy sẽ ảnh hưởng đến diện tích thi công và tổng chi phí lắp đặt. Thang máy có tải trọng càng lớn, kích thước cabin và hố thang càng tăng, khiến chi phí lắp đặt bị đội lên. Do đó, cần cân nhắc, tính toán kỹ dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế và diện tích cho phép để chọn thang máy có tải trọng, kích thước hợp lý nhất.
3.5. Chú trọng lựa chọn tính năng phù hợp
Gia chủ cần tìm hiểu kỹ về các tính năng của thang máy để lựa chọn thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của gia đình. Bạn nên chú trọng đến những tính năng về an toàn và tiện ích sử dụng như hệ thống cứu hộ khẩn cấp, hệ thống điện dự phòng,… để nâng cao trải nghiệm và giảm nguy cơ xảy ra tai nạn.
Hy vọng những gợi ý trên đây đã giúp bạn lựa chọn được kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ phù hợp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc lắp đặt thang máy thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng nhất.
Công ty TNHH đầu tư xây dựng BVM Việt Nam
Địa chỉ: LK27-10, Khu đô thị mới Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0904.531.266
Email: thangmaybvm@gmail.com